08-05-2025   263

[TRỰC TIẾP] Chương trình “Phát triển kỹ năng viết và trình bày trước công chúng”

Kết thúc phần chia sẻ của các vị diễn giả, những bạn sinh viên tham dự chương trình đã phần nào tích luỹ được cho mình những kinh nghiệm quý báu thông qua việc đặt câu hỏi cho quý vị khách mời. 

“Đối với việc trình bày khi tranh tụng trên tòa, những yếu tố như cách diễn đạt, phong thái… có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tranh tụng?” - Bạn Nguyễn Hoàng Anh - SV Khoa Hành chính, khóa 46 đặt tại chương trình. Để giải đáp câu hỏi đến từ bạn sinh viên, Luật sư Nguyễn Thành Công chia sẻ đối với Luật sư mảng tranh tụng và mảng tư vấn. Đối với Luật sư mang tư vấn thực hiện kỹ năng viết pháp lý là chủ yếu. Luật sư tranh tụng những yếu tố cần lưu ý đó là giữ vững phong thái tự tin khi ở phiên tòa. Để đạt được mục tiêu trên, trước khi bắt đầu, cần phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, đọc thật kỹ các cơ sở pháp luật, hiểu thật rõ các tình tiết của vụ án,... thì các bạn có thể giữ vững được phong thái tự tin khi mình trực tiếp tranh luận tại phiên tòa. 

Tiếp đó, câu hỏi: “Làm thế nào để rèn luyện được phản xạ và tư duy khi giải quyết sắp xếp các luận điểm khi tranh luận?” được bạn Minh Anh - sinh viên lớp CLC49E. TS. LS. Nguyễn Thị Thúy Hường đã chia sẻ: để có được khả năng phản xạ tốt, các bạn có đủ “chất liệu” khi tranh luận. Cụ thể, Luật sư nhấn mạnh rằng các sinh viên cần có sẵn những kiến thức, hiểu biết sâu rộng liên quan để tiến hành phản xạ; từ đó, có thể phát triển được khả năng phản biện, trình bày ở bất kỳ lĩnh vực nào nếu như bản thân tích lũy đủ kiến thức ở lĩnh vực đó.

 

 

----------------------------------------------------------------------------------

Chia sẻ tại chương trình, TS. LS. Nguyễn Thị Thúy Hường - Trưởng Ban đối ngoại và hợp tác quốc tế Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam, Giám đốc THR Law Firm, đã chia sẻ về những nguyên tắc mà chính bản thân Luật sư đã vận dụng hiệu quả, trong đó có 02 nguyên tắc điển hình là IRAC và PCARE.

Nguyên tắc IRAC bao gồm:

- ISSUE: vấn đề muốn trình bày;

- RULES: các cơ sở pháp lý, những dữ kiện thực tế muốn trình bày, với độ tin cậy cao;

- APPLICATION: việc áp dụng trong thực tiễn, sự liên kết được hai yếu tố ISSUE và RULES, cũng là vấn đề mà Luật Sư Nguyễn Thị Thúy Hường luôn lưu tâm với những sinh viên khi mới tốt nghiệp, bắt đầu tiếp xúc với nghề Luật.

- CONCLUSION: kết luận những vấn đề đã trình bày.

 

Và nguyên tắc PCARE là: 

- PREPARE:  phải có sự chuẩn bị trước;

- CONTROL: phải chọn lọc và tiết chế, kiểm soát về ngôn từ, thời lượng, cách diễn tả;

- ACTION: phải thực hành kĩ năng thường xuyên

- REVISE/ REVIEW: phải xem xét điểm yếu của mình và khắc phục 

- EVALUATION: phải luôn có sự nỗ lực sẽ giúp bản thân mình hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, để chốt lại những nguyên tắc trong cả nói và viết, Luật sư nhấn mạnh rằng yếu tố pháp lý và đảm bảo trình bày thuyết phục. Đồng thời, trong thời đại 4.0, việc áp dụng AI một cách hiệu quả thì sẽ tiết kiệm thời gian và kỹ năng viết cũng như trình bày cho bản thân.

 

 

----------------------------------------------------------------------------------

 

Nối tiếp lời chia sẻ của Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Luật sư Nguyễn Thành Công đã có những lưu ý về những lỗi sai mà các bạn sinh viên cần chính sửa; từ đó, đưa ra những phương pháp hoặc bài tập thực hành cần rèn luyện, tránh lặp lại những sai sót đó. 

Theo Luật sư, những lỗi thường mắc trong quá trình hành nghề bao gồm:

Về mặt thể thức văn bản, lỗi sai thường gặp là văn bản trình bày không rõ ràng, không nêu được trọng tâm vấn đề cần truyền tải. Mỗi văn bản yêu cầu văn phong phù hợp, tương ứng với từng đối tượng đọc khác nhau. 

Về mặt nội dung, các bạn sinh viên thường trình bày sai lệch với trọng tâm vấn đề cần truyền tải. Cần hướng toàn bộ sự quan tâm, cách diễn đạt vào nội dung đó. Trong một số trường hợp, phải đẩy trọng tâm lên đầu để người đọc nắm được ngay, việc lan man thiếu trọng tâm sẽ không thu hút cho người đọc. Một văn bản muốn tạo ra sức hút, nội dung phải “đúng và trúng” vào những gì người ta quan tâm.

 

 

----------------------------------------------------------------------------------

 

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp luật Tp. HCM chia sẻ thông tin và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc là yếu tố cốt lõi. Trước bắt đầu viết, cần nghiên cứu kỹ đối tượng mà mình sẽ tiếp xúc, xác định phạm vi thông tin mà người đọc quan tâm. 

Khi viết cần tuân thủ theo các nguyên tắc vàng: 

  • Cần tập trung vào tính “mới”, tránh nói lại những điều đã cũ;

  • Rút gọn thông tin, tránh lan man, dài dòng;

  • Đảm bảo độ chính xác của thông tin;

  • Chọn những ví dụ mang tính điển hình, nhiều người cùng quan tâm.

 

 

 

----------------------------------------------------------------------------------

 

Nhằm mục đích giúp các bạn sinh viên có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ quý vị chuyên gia, đồng thời rèn luyện và nâng cao kỹ năng phục vụ cho quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp sau này. Vào lúc 18h00 ngày hôm nay, tại giảng đường C.302 – cơ sở Nguyễn Tất Thành, chương trình: “Phát triển kỹ năng viết và trình bày trước công chúng” do Phòng Tư vấn tuyển sinh phối hợp cùng với các đơn vị khác tổ chức đang diễn ra trong không khí hân hoan, sôi nổi với sự tham gia của đông đảo của các bạn sinh viên.

 

Đến tham dự chương trình hôm nay, BTC vô cùng vinh hạnh được đón tiếp: 

- ThS. Đoàn Việt Hùng - Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh;

- ThS. Nguyễn Thành Bá Đại - Trưởng phòng Truyền thông & Quan hệ doanh nghiệp, Bí thư Đoàn trường;

- Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng Phòng Công tác sinh viên.

 

Và xin giới thiệu quý vị diễn giả vô cùng đặc biệt của chương trình:

- Nhà báo Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp Luật Tp. HCM;

- TS. LS. Nguyễn Thị Thúy Hường - Trưởng Ban đối ngoại và hợp tác quốc tế Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam, Giám đốc THR Law Firm;

- LS. Nguyễn Thành Công - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật.

Và đặc biệt là sự tham gia của các sinh viên đến từ các khóa của Trường Đại học Luật Tp. HCM.