Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, Đề án tuyển sinh trình độ đại học và Kế hoạch tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Trường) thông báo tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy theo nhu cầu xã hội, dành cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy (sau đây gọi và viết tắt là VB2CQ), Đợt 2 năm 2024 như sau:
1. Ngành tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh
Stt |
Ngành tuyển sinh |
Mã ngành |
Chỉ tiêu tuyển sinh |
Văn bằng cấp cho người học |
1. |
Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh pháp lý) |
7220201 |
75 |
Cử nhân Ngôn ngữ Anh |
2. |
Quản trị kinh doanh |
7340101 |
100 |
Cử nhân Quản trị kính doanh |
3. |
Luật |
7380101 |
288 |
Cử nhân Luật |
|
|
Cộng: |
463 |
|
2. Đối tượng tuyển sinh và phương thức tuyển sinh
2.1. Đối tượng tuyển sinh:
a) Những người đã có bằng tốt nghiệp đại học hình thức đào tạo chính quy (bao gồm văn bằng học liên thông trình độ đại học chính quy) thuộc tất cả các ngành/ nhóm ngành ở trong nước hoặc nước ngoài. Trường hợp thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày cấp) và Giấy cam kết về thời gian nộp bằng tốt nghiệp đại học hình thức chính quy (thí sinh tải mẫu theo hướng dẫn tại Mục 6: Phụ lục 3);
b) Đối với thí sinh là người nước ngoài còn phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài;
c) Đối với thí sinh tốt nghiệp đại học tại các cơ sở giáo dục của nước ngoài còn phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng này tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT ngày 02/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2.2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển:
a) Trường hợp có số lượng thí sinh đăng ký tham gia dự tuyển không vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành đào tạo được nêu tại Mục 1: Trường sẽ thực hiện xét tuyển dựa vào bằng tốt nghiệp đại học hình thức đào tạo chính quy.
b) Trường hợp có số lượng thí sinh đăng ký tham gia dự tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành đào tạo được nêu tại Mục 1: Trường sẽ xét tuyển dựa vào bằng tốt nghiệp đại học hình thức đào tạo chính quy và điểm trung bình tích lũy toàn khóa (được làm tròn đến 2 chữ số thập phân) cho đến khi đủ chỉ tiêu:
(i) Đối với thí sinh được đào tạo và cấp bằng theo “Phương thức tổ chức đào tạo theo niên chế”: điểm trung bình tích lũy toàn khóa học của thí sinh được tính theo thang điểm 10;
(ii) Đối với thí sinh được đào tạo và cấp bằng theo “Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ”: điểm trung bình tích lũy toàn khóa học của thí sinh được tính theo thang điểm 4.
3. Thời gian và địa điểm học
3.1. Thời gian đào tạo: 2,5 năm (5 học kỳ).
3.2. Thời gian học:
a) Đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Quản trị kinh doanh: mỗi tuần học 4 buổi, dự kiến học vào các buổi tối thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và chiều Chủ nhật; mỗi buổi học 3 tiết, buổi chiều bắt đầu từ 13g30’, buổi tối bắt đầu từ 18g00’. Riêng đối với học phần có bố trí thảo luận (học phần 2 tín chỉ, được bố trí thêm tối đa 10 tiết học; học phần 3 tín chỉ và 4 tín chỉ, được bố trí thêm tối đa 15 tiết học), Trường sẽ bố trí thêm 1 buổi học/tuần vào tối Chủ nhật bằng phương thức học trực tuyến.
b) Đối với ngành Luật: mỗi tuần học 4 buổi, dự kiến học vào các buổi tối thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật; mỗi buổi học 3 tiết, buổi tối bắt đầu từ 18g00’. Để đảm bảo sĩ số sinh viên tối đa của lớp học phù hợp theo quy định hiện hành, trong trường hợp cần thiết Trường sẽ bố trí thành 02 lớp học (01 lớp học vào các buổi tối thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và chiều Chủ nhật; và 01 lớp học vào các buổi tối thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật). Việc bố trí lớp học cho sinh viên sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “sắp xếp tên của sinh viên theo thứ tự A-B-C”.
Khi đó riêng đối với học phần có bố trí thảo luận (học phần 2 tín chỉ, được bố trí thêm tối đa 10 tiết học; học phần 3 tín chỉ và 4 tín chỉ, được bố trí thêm tối đa 15 tiết học), Trường sẽ bố trí thêm 1 buổi học/tuần vào chiều thứ Bảy (áp dụng đối với lớp có lịch học được bố trí vào các buổi tối thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật) hoặc tối Chủ nhật (áp dụng đối với lớp có lịch học được bố trí vào các buổi tối thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và chiều Chủ nhật) bằng phương thức học trực tuyến.
3.3. Địa điểm học: số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
4. Chi phí tuyển sinh và cách thức nộp
4.1. Chi phí xét tuyển (tiếp nhận hồ sơ, nhập dữ liệu, xét duyệt hồ sơ và các chi phí khác): 600.000đ/ hồ sơ/ thí sinh. Thí sinh nộp chi phí này cùng lúc nộp hồ sơ hoặc trước khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ theo quy định tại Mục 7.1;
4.2. Cách thức nộp: theo hướng dẫn tại Mục 8.
5. Học phí đào tạo (học phí tính theo năm học, đóng theo từng học kỳ):
Đơn vị tính: VNĐ
Stt |
Ngành đào tạo |
Dự kiến mức thu học phí theo năm học, học kỳ |
||
2024-2025 (học kỳ 2) |
2025-2026 (cả năm) |
2026-2027 (cả năm) |
||
1. |
Quản trị kinh doanh |
11.400.000 |
22.800.000 |
22.800.000 |
2. |
Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh pháp lý) |
12.600.000 |
25.200.000 |
25.200.000 |
3. |
Luật |
15.840.000 |
31.680.000 |
31.680.000 |
(*) Đối với sinh viên trúng tuyển và nhập học trong năm học 2024-2025: học phí hằng năm như nêu trên là không thay đổi trong suốt khóa học và sinh viên đóng học phí theo từng học kỳ.
6. Hồ sơ tuyển sinh gồm có:
a) 01 phiếu đăng ký tuyển sinh (thí sinh tải mẫu: Phụ lục 1);
b) 01 phiếu quản lý hồ sơ thí sinh dự tuyển (thí sinh tải mẫu: Phụ lục 2);
c) 01 bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) văn bằng tốt nghiệp đại học hình thức chính quy; hoặc bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy cam kết bổ sung văn bằng tốt nghiệp đại học hình thức đào tạo chính quy trong thời hạn tối đa là 3 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển (thí sinh tải mẫu: Phụ lục 3);
d) 01 bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) bảng điểm học tập trình độ đại học (phù hợp với văn bằng hoặc Giấy chứng nhận tại Mục 6c nêu trên);
đ) 01 bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) Giấy khai sinh;
e) 01 bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) Căn cước công dân;
g) 02 ảnh 2x3 trong thời hạn 6 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (thí sinh dán 2 tấm ảnh này vào Phiếu quản lý hồ sơ thí sinh dự tuyển tại Mục 6b nêu trên).
h) Riêng đối với thí sinh là người nước ngoài còn phải có thêm:
(i) 01 bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) văn bằng tốt nghiệp của một trong các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ mà ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình học là bằng tiếng Việt; hoặc chứng chỉ trình độ tiếng Việt tối thiểu đạt bậc 4/6 theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài;
(ii) 01 bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất là 01 (một) năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.
i) Riêng đối với thí sinh tốt nghiệp đại học tại các cơ sở giáo dục của nước ngoài còn phải có thêm:
(i) 01 bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) Giấy công nhận văn bằng tốt nghiệp đại học của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Giấy xác nhận thuộc trường hợp được miễn công nhận văn bằng của Trường cấp bằng, đồng thời phải xác định rõ hình thức đào tạo là “Chính quy” hoặc tương đương. Tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển nếu chưa có Giấy này thì thí sinh phải có giấy cam kết nộp bổ sung trong thời hạn tối đa là 3 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển (thí sinh tải mẫu: Phụ lục 4);
(ii) 01 bản dịch có chứng thực (gồm văn bằng và bảng điểm học tập) từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
7. Kế hoạch tổ chức tuyển sinh
7.1. Phát hành và nhận hồ sơ: từ ngày 24/10/2024 đến ngày 29/11/2024 (thứ Sáu).
a) Phát hành hồ sơ: thí sinh xem thông tin chi tiết và tải các loại biểu mẫu liên quan đến hồ sơ tuyển sinh theo quy định tại Mục 6 trên website của Trường tại địa chỉ: https://daotao.hcmulaw.edu.vn, chọn mục “Văn bản”/ “Hồ sơ tuyển sinh VB2CQ”;
b) Nhận hồ sơ trực tiếp tại Trường: theo hướng dẫn tại Mục 8.2.
7.2. Kế hoạch xét tuyển:
a) Xử lý dữ liệu và thực hiện xét tuyển: từ ngày 02/12/2024 đến ngày 04/12/2024;
b) Họp Hội đồng tuyển sinh: vào ngày 05/12/2024 hoặc 06/12/2024;
c) Công bố kết quả xét tuyển (dự kiến): trước 17g00’ ngày 09/12/2024 (thứ Hai);
d) Khai giảng khóa học (dự kiến):
- Ngành Ngôn ngữ Anh và Quản trị kinh doanh: ngày 16/12/2024 (thứ Hai);
- Ngành Luật: ngày 17/12/2024 (thứ Ba); hoặc ngày 16/12/2024 và 17/12/2024 (tùy theo từng lớp, trong trường hợp Trường bố trí 2 lớp).
8. Cách thức đăng ký, nộp hồ sơ và nộp chi phí tuyển sinh
8.1. Bước 1 (kê khai thông tin tuyển sinh): thí sinh kê khai thông tin đăng ký tuyển sinh trực tuyến tại địa chỉ: https://forms.gle/khuDyK6Ht47MTazRA; và tham gia nhóm zalo sau đây (có link nhóm của từng ngành) để cập nhật nhanh chóng và đầy đủ các thông tin tuyển sinh của Trường. Cụ thể:
a) Nhóm zalo của thí sinh đăng ký vào ngành Ngôn ngữ Anh: ULAW-Ngành NNA-VB2CQ (Đợt 2-Năm 2024) theo link: https://zalo.me/g/chstjc392
b) Nhóm zalo của thí sinh đăng ký vào ngành Quản trị kinh doanh: ULAW-Ngành QTKD-VB2CQ (Đợt 2-Năm 2024) theo link: https://zalo.me/g/hqohyu587
c) Nhóm zalo của thí sinh đăng ký vào ngành Luật: ULAW-Ngành LUAT-VB2CQ (Đợt 2-Năm 2024) theo link: https://zalo.me/g/phzhei290
8.2. Bước 2 (nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh): thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh trực tiếp tại Phòng Đào tạo Đại học - Phòng A.102, cơ sở Nguyễn Tất Thành (địa chỉ: số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) trước 16g30’ ngày 29/11/2024 (thứ Sáu), vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần:
- Buổi sáng: từ 08g00' đến 11g00';
- Buổi chiều: từ 13g30' đến 16g30'.
8.3. Bước 3 (nộp chi phí tuyển sinh)
a) Cách 1: nộp tiền mặt tại các phòng giao dịch hoặc chuyển khoản từ các ngân hàng cho Trường theo thông tin sau:
- Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Số tài khoản: 1900201447071;
- Tên ngân hàng: Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn;
- Số tiền: 600.000đ (sáu trăm ngàn đồng);
- Nội dung: [Số CCCD # Họ và tên thí sinh # Đóng lệ phí tuyển sinh D2N2024VB2CQ # Tên ngành xét tuyển] (thí sinh ghi nội dung chuyển tiền không có dấu, với cú pháp và thông tin chính xác, đầy đủ theo hướng dẫn; tên ngành ghi theo quy ước nêu tại Mục 8.1).
b) Cách 2: nộp tiền mặt trực tiếp tại Phòng Thủ quỹ - Phòng B.104, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4 (sáng từ 8g00' đến 11g00', chiều từ 13g30' đến 16g30', vào các ngày làm việc trong tuần).
9. Thông tin liên hệ
a) Địa chỉ: Phòng Đào tạo Đại học - Phòng A.102, cơ sở Nguyễn Tất Thành (địa chỉ: số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh).
b) Điện thoại liên hệ: (028) 3940.0989 - số nội bộ 112.
c) Email: dthd@hcmulaw.edu.vn